Đọc Truyện Ma - Truyen Dem Khuya - Luyện Bùa Ma Phần 2 |
Luyện Bùa Ma Phần 2 |
Hôm nay tan trường về, đi bên cạnh Nhung, Tấn tâm tình:
- Nếu hôm đó anh đuổi theo ông già, không biết câu chuyện sẽ ra sao?
Nhung thở dài, nói:
- Tại sao anh cứ bị chuyện đó ám ảnh hoài vậy. Dù anh có theo ông ta, rồi cuối cùng cũng chỉ tới nhà ông ấy.
- Một người xa lạ giống cha anh mà thôi.
Tấn thấy không có lý do gì có thể phản đối được những lời Nhung nói về vụ này. Nhưng chàng vẫn tin tưởng là những gì làm chàng lo lắng vẫn là sự thực. Vì thế, tốt nhất là chàng im lặng để nàng đừng bận tâm tới chuyện của mình nữa. Nhưng Nhung lại không hiểu Tấn nghĩ gì, nàng tưởng chàng giận nên nắm lấy tay chàng, nhỏ nhẹ hỏi:
- Anh Tấn à, bộ anh giận em hay sao?
- Đâu có.
Dù miệng nói như vậy nhưng trong lòng chàng cũng không được vui. Nhung đi sát vô Tấn hơn nữa, nàng muốn hơi ấm của chàng truyền qua thân thể mình. Nhung nhỏ nhẹ:
-Anh Tấn à, chúng mình quên chuyện đó đi nghe anh. Không lý vì một ông già xa lạ mà tự nhiên mình hờn giận nhau vô lý quá. Một người không liên quan gì với chúng ta lại có thể làm sứt mẻ tình cảm của đôi lứa mình được hay sao.
Tấn không trả lời ngay. Chàng trầm ngâm suy nghĩ và nhận thấy Nhung hoàn toàn có lý.
- Nhung à, anh cũng biết như vậy. Nhưng không hiểu sao anh vẫn có hy vọng gặp lại ông già đó, dù chỉ là một lần thôi cũng thoả mãn để chứng minh được ông ta là một người xa lạ là anh yên tâm.
Nhung có vẻ giận dỗi.
- Anh muốn như vậy thì có khó gì đâu, cứ đi lang thang mà tìm kiếm. Bỏ ăn bỗ làm có sao đâu.
Nàng nói như vậy vì thấy rằng chàng cứ bị chuyện vô. lý này ám ảnh mãi nên rất bực mình. Tấn cũng biết Nhung đang bực mình, mặt mũi nàng đỏ gay. Nhưng Tấn vẫn cảm thấy rất ấm ức vì Nhung không thông cảm được với chàng. Cô ta không thể nào ép bức chàng quên đi chuyện đó. Nàng không thể nào hiểu được tâm trạng chàng. Thấy Tấn im lặng, Nhung càng bực bội. Bất cứ người con gái nào không được người yêll nuông chiều, vuốt ve, khi có bất hoà, chắc chắn dù chuyện nhỏ nhặt tới đâu cũng có thể bùng nổ thành chuyện to tát được.
Trước sự im lặng của người yêu mình, Nhung muốn ***g lên, nàng nghĩ Tấn đã coi nàng rẻ hơn cả một ông già xa lạ. Nhung vùng vằng, hất tay Tấn ra; quay ngược trở lại, nói:
- Anh đã muốn thế thì hãy đi tìm ông già đó đi. Tôi về một mình được rồi.
Bây giờ Tấn mới chợt tỉnh, chàng vội vàng chạy theo níu lấy vai Nhung năn nỉ:
- Nhung… Nhung… nghe anh nói này. Em đừng làm như vậy có được không?
Nhung vẫn còn giận dữ, nàng lạnh lùng nói:
- Anh theo em làm gì nữa, hãy đi kiếm ông già đó đi.
Tấn bực bội nói:
- Nhung, em làm cái gì vậy, sao em không chịu hiểu anh!
- Em có làm gì đâu, anh muốn đi kiếm ông già đó thì đi đi cần tới em làm gì.
Nàng vừa nói vừa lách mình khỏi tay chàng, nước mắt trào ra. Tấn thấy nàng thực ngoan cố cũng rất bực mình, chàng mím môi không nói gì được nữa. Nhung thấy Tấn im lặng, vùng vằng đi thực nhanh về phía trước. Thấy vậy, Tấn mặc kệ nàng. Chàng đứng tần ngần suy nghĩ về cái ngang ngược vô lý của người yêu. Tấn nhìn theo bóng nàng xa dần và khuất ở đầu đường.
Lúc này đầu óc Tấn lại trở về với hình ảnh ông già bữa trước gặp ở ngoài cửa rạp hát. Chàng thấy hối hận, tại sao bữa đó không chạy theo ông ta. Tấn nghĩ có lẽ lúc ấy có Nhung ở bên cạnh, chàng không hiểu tại sao mình lại có thể để cho một ông già xa lạ làm chia rẽ cuộc tình nồng thắm bấy lâu nay với Nhung. Lẽ d nhiên, khi gây gổ với người tình thì làm sao có thể vui vẻ được. Chàng ủ rũ từ từ trở về nhà. Chân bước mà đầu ốc chàng nghĩngợi đâu đâu, chẳng khác gì nhưngười mất hồn.
Hình nhưkhông hẳn chàng bối rối vì gây gổ với Nhung, nhưng phải nói đầu óc chàng đang rối mù về hình ảnh của ông già nọ giống hệt như ba chàng. Vì mải miết suy nghĩ, khi gần tới cửa nhà, chàng vẫn không biết. Tới khi ngửng lên mới chợt thấy mình đã tới nơi. Và khi chàng nhìn lên, bỗng thấy một bóng người rất quen thuộc ở trước mặt vừa lướt qua. Tim chàng bỗng đập mạnh, thân thể chấn động. Tấn quay hẳn lại nhìn người vừa đi qua mặt mình, chàng nhìn châm bẩm sau lưng. Người đó chính là ông già làm chàng mất ăn mất ngủ cả tuần lễ nay chứ còn ai vào đó nữa.
Tự nhiên Tấn có cảm giác nhưsống lại những ngày cha chàng còn sống. Chàng nhớ rõ hồi còn đang theo học ở đại học, có một lần đi học về cũng vào thời gian này, bóng nắng vừa chợt tắt và Tấn bỗng gặp cha chàng đi qua như vậy Hình ảnh hồi đó chợt hiện ra thực rõ trong đầu chàng, và sao nó trùng hợp với hoàn cảnh bây giờ như vậy.
Tấn cố định thần để nghĩ rằng làm sao thời gian có thể đi ngược lại như vậy được. Nhưng chàng không thể phủ nhận được những gì đang xẩy ra trước mặt. Tấn cắn chặt môi, chàng cảm thấy đau buốt và biết chắc đây là sự thực chứ không phải đang xẩy ra trọng giấc mơ. Ông già đó vẫn chậm chạp cất bước. Khi ông ta đi tới
cuối đường, Tấn không nhịn được nữa buột miệng kêu lớn:
- Ba.
Nghe tiếng gọi của Tấn, ông già từ từ xoay mặt lại. Chàng nhận ra ngay ông ta là người mình gặp bữa coi hát với Nhung về, và người đó cũng chính là cha chàng. Ông già đó nhìn Tấn và mỉn cười hiền lành. Tấn giật mình, tim chàng nhưmuốn nhẩy khói ***g ngực. Đó chính là nụ cười của cha chàng hồi nào. Nụ cười đó với Tấn thực quen thuộc và thân thiết. Nhưng ông già đó chỉ quay lại mỉm cười rồi lại quay đi và tiếp tục rảo bước. Cử chỉ đó khiến Tấn ngơ ngác tới bàng hoàng. Chàng ngần ngừ một lúc rồi chạy theo ông…
Nhung ở trong phòng giáo sư và đang chấm bài cho học trò. Đột nhiên ông hiệu trưởng tới hỏi cô:
- Cô Nhung à, có phải thầy Tấn bữa nay bị bệnh
không?
Hôm qua nàng và Tấn gây gổ nhau nên tới bây giờ Nhung vẫn còn bực mình, không thèm nghĩ ngợi gì tới chàng nữa, nhưng vì ông Hiệu Trưởng hỏi nên nàng phải trả lời:
- Ủa, anh ấy sao rồi. Bộ anh ấy không tới trường sao?
Cả trường ai cũng biết Tấn và Nhung bồ với nhau từ lâu, nên khi vắng Tấn, ai cũng kiếm nàng hỏi. Thấy Nhung ngơ ngác, ông Hiệu trưởng nói:
- Gia đình anh Tấn không có ai tới xin phép nên tôi đợi giờ nghỉ, qua hỏi cô mà thôi.
- Hôm qua anh ấy vẫn còn rất khoẻ mà…
Nàng bỗng im bặt, ngưng ngang câu nói vì chợt nhớ ra hôm qua Nhung đã nói móc chàng hãy đi kiếm ông già và đừng thèm đi làm nữa. Chằng lẽ Tấn lại làm như lời nàng nói hôm qua hay sao. Tuy nhiên, nếu quả như vậy sẽ làm nàng rất bận tâm. Nhung lo lắng không biết chuyện gì đã xẩy ra cho chàng. Ông Hiệu Trưởng chợt thấy sắc mặt Nhung tự nhiên biến đổi, ngạc nhiên hỏi:
- Cô Nhung có chuyện gì đó?
Nhung đương nhiên là không thổ lộ chuyện riêng của Tấn, nhưng trong thâm tâm nàng nóng như lửa đốt. Vội vã trả lời:
- Không… không không có gì đâu.
Ông Hiệu Trưởng nói:
- Nếu cô không biết anh Tấn tại sao không tới trường thì thôi vậy. Tôi không dám làm phiền cô nữa. Cũng tới giờ dạy học rồi.
Sau khi ông Hiệu Trưởng đi rồi, Nhung thấy lòng nóng như lửa đốt, đứng ngồi không yên. Nàng rất hiểu tính tình của Tấn, vì Tấn là một thầy giáo rất có trách nhiệm, không khi nào chàng có thể bỏ lớp ngang như vậy. Nhất là không có một lời xin phép. Chấc chắn chàng không bao giờ hành động cẩu thả như vậy. Hơn nữa, ngày hôm qua Tấn còn rất khoẻ không lý gì chàng có thể bị bệnh được hay sao. Trường hợp Tấn có bệnh đi chăng n.ữa, thếnào anh ấy cũng kêu mẹ tới trường xin phép. Nhung có linh cảm rằng sự vắng mặt của Tấn ngày hôm nay phải có chuyện gì ghê gớm lắm xẩy ra cho chàng. Nhung ước gì lập tức bay tới nhà Tấn coi chuyện gì đã xẩy ra. Nhưng nàng còn phải dạy thêm ba giờ nữa mới về được. Nhưthếphải chờ tới giờ cơm trưa nàng mới có thể ra về…
Nhung và Tấn đã thương nhau gần hai năm. Nhung đã tới nhà Tấn hàng trămlần và quen thuộc nhà chàng cũng như nhà mình vậy. Nhung biết từ khi cha Tấn chết đi, hai mẹ con nương tựa nhau mà sống. Mẹ Tấn là một người đàn bà cần cù siêng năng. Mỗi ngày khi Tấn đi làm thì bà ở nhà làm công việc nội trợ, lất ít khi thích ra đường. Bà chỉ nói chuyện với hàng xóm những khi nào cần thiết như hỏi đường đi, hoặc là giá cả thực phẩm hàng ngày. Bởi vậy Nhung đoán là bà đang ở nhà. Vậy mà hôm nay, nàng tới đây gõ cửa hoài cũng không có ai ở nhà cả. Nhung nghĩ bụng; chẳng lẽ mẹ Tấn cũng đi khỏi. Hay là nhà đã xẩy ra chuyện gì. Bà ta rất ít khi ra đường, nhất là giờ cơm trưa, như vậy thì không có lý do gì bà ra ngoài cả. Nàng nghi là có lẽ Tấn bị bệnh thật rồi và mẹ chàng đã đưa Tấn đi nhà thương không chừng.
Nhung vẫn tiếp tục gõ cửa và vẫn không có ai trả lời nàng cả. Trong thâm tâm Nhung rất rối loạn, nàng cố tìm một lý do gì để chấn an. Tuy nhịên nàng không thể nào tìm được một lý do gì thoả đáng cho việc vắng mặt của cả nhà nhưvậy. Nàng cố đứng chờ ở ngoài cửa và hy vọng hai mẹ con Tấn sẽ trở về. Nhưng nàng đã phải thất vọng. Đợi tới giờ phải trở lại trường, Nhung đành lên xe trở về trường.
Đúng ba ngày rồi mà Tấn vẫn biệt tăm hơi, không có ai xin phép cho chàng. Trong mấy bữa nay, Nhung đã tới nhà Tấn không biết bao nhiêu lần nhưng cửa nhà chàng vẫn đóng im lìm.
Chẳng những Tấn đã mất tích mà cả mẹ chàng cũng biến luôn. Nhung đã dò hỏi hàng xóm chung quanh, nhưng cũng chẳng ai rõ hai người này đi đâu. Như vậy có nghĩa là cả hai mẹ con Tấn cùng biến mất. Đồng nghiệp của Tấn trong trường, ai nấy cũng đều lo lắng, nhất là Nhung. Sự việc này làm cho Nhung muốn điên lên vì chính nàng đã nói với chàng đừng tới trường mà hãy đi kiếm ông gìa xa lạ đó nữa đi. Nàng có cảm giác lần này chính nàng đã làm nên sự việc không hay, vì những lời nói Nhung thốt ra trong lúc bực tức ngày hôm đó.
Tới ngày thứ tư, Nhung ôm một niềm thất vọng tới nhà Tấn. Nhung không hy vọng gì lắm, nên khi bước chân vô con đường tới nhà Tấn, nàng đi như người mất hồn. Bỗng nhiên Nhung mừng rỡ vì thấy trong nhà Tấn có ánh đèn chiếu ra. Nhưvậy là trong nhà phải có người. Nhung mừng rỡ rảo bước thật nhanh tới nhà chàng. Nàng quên cả gỏ cửa mà đứng ngoài la lớn:
- Anh Tấn… anh Tấn… anh có nhà không?
Có tiếng mở cửa cọt kẹt và Tấn hiện ra sau cánh cửa. Nhung mừng rỡ tới ngây người. Nhưng sau một lúc định thần, Nhung lên tiếng:
- Anh sao vậy?
Cách có mấy hôm mà trông Tấn rất tiều tụỵ, sắc mặt như thất thần. Tấn nhìn Nhung một cách lạnh nhạt hỏi:
- Thì ra là em à?
Chàng chỉ nói như vậy, thật ra Nhung muốn hỏi chàng rất nhiều, nhưng khi thấy Tấn quá thờ ơ, nàng chỉ nói:
- Mấy ngày nay anh đi đâu? sao không đi dạy học. Em đã tìm anh nhiều lần, nhưng…
Tấn chưa đợi Nhung dứt lời, chàng đã nói ngay:
- Em đừng có ờn ào được không. Mẹ anh vừa ngủ, anh không muốn ai làm bà ấy thức dậy đâu.
Nhung không ngờ Tấn đối xử với nàng như vậy. Nàng phát giác ra ngay chàng không còn như xưa nữa. Chẳng những Tấn lạnh nhạt mà chàng còn có vê cay đắng với nàng, vì từlúc Nhung tới đây tới giờ, Tấn vẫn để nàng đứng ở ngoài cửa mà nói chuyện.
- Anh Tấn…
Nhung ấm ức thết lên như nghẹn lời, nàng tiếp:
- Chuyện gì đã xẩy ra, anh có biết em lo cho anh lắm không?
Thấy Nhung nhưvậy, Tấn có vẻ dịu lại. Nét mặt chàng ôn hoà hơn và nói nho nhỏ:
- Mẹ anh mệt lắm, mấy bữa rồi theo anh đi tứ xứ, bà vừa ngủ nên anh không muốn bà bị phá giấc ngủ thôi.
Nhung nóng lòng muốn biết chuyện gì xẩy ra nên hỏi tiếp:
-Thật ra mấy ngày nay đã xẩy ra chuyện gì, anh làm em lo muốn chết.
Hình như Tấn cũng không để ý gì tới sự lo lắng của Nhung, chàng hờ hững nói:
- Anh mệt lắm rồi, lại buồn ngủ nữa. Em có chuyện gì ngày mai nói được không?
Nhìn thấy Tấn mệt lả nhưvậy, Nhung thấy xót xa trong lòng, dịu giọng:
- Nếu vậy anh đi nghỉ đi, ngày mai tới trường anh nói cho em nghe được không?
Tấn đột nhiên nói:
- Không anh không tới trường đâu. Em xin phép giùm anh nghe.
Nhung kinh ngạc tới sững sờ. Nàng nhìn Tấn một cách lạ lùng, thốt lên:
- Cái gì… tại sao anh lại không muốn tới trường chớ.
Tấn không cần suy nghĩ, nói tiếp:
Anh tính xin phép nghỉ dạy độ một tháng. Em cứ bịa ra một lý do gì đó cũng được. Nói với ông hiệu trưởng giùm anh đi.
-Tại sao, tự nhiên khơi khơi anh lại nghỉ ngang xương vậy ít nhất anh phải cho em biết lý do chứ.
Tấn lắc đầu tỏ ý chán nản, nói:
- Anh mệt quá rồi, xin em đừng nói chuyện giông dài nữa.
Nhung thấy th.ái độ của Tấn tự nhiên thay đổi tới lạ lùng. Từ hồi nào tới giờ Tấn chẳng bao giờ dùng những lời lẽ như vậy nói chuyện với nàng. Nhung rất bực tức, nhưng nàng nhất định phải tìm ra lý do, nên tiếp tục hỏi:
- Thật sự đã xẩy ra chuyện gì, anh đột nhiên mất tích mấy ngày rồi lại tính nghỉ thêm một tháng nữa. Không lý có chuyện gì quan trọng tới như vậy xẩy ra cho anh hay sao. Không lý anh tính đi đâu xa hay sao? Anh không thể nói được cho em nghe hay saol
Tấn thở dài, cố bình tĩnh, nói:
- Tóm lại, nhất định có nguyên nhân. Em Nhung, em cứ xin phép giùm anh đi. Tất cả mọi chuyện ngày mai anh sẽ nói cho em nghe, được không?
Tối ngày hôm sau, Tấn và Nhung rủ nhau ra bờ sông Sàigòn. Nhung thấy người Tấn vẫn còn phờ phạc và mệt mỏi thấy rõ. Nhung nôn nóng muốn biết chuyện gì đã xẩy
ra cho người yêu, nàng hỏi:
- Anh Tấn à, mấy hôm nay anh đi đâu vậy?
Tấn đáp:
- Anh chỉ lòng vòng ở đây thôi.
Nhung không tin, nói:
- Anh gạt em, nếu anh ở đây tại sao mấy bữa rầy em tìm khắp nơi không thấy anh đâu. Hơn nữa chính mẹ anh cũng không có ở nhà nữa.
Tấn không thèm giải thích, chàng nói có vẻ thực thờ ơ:
-Anh ở đây thực mà, nếu em không tin, anh cũng chịu vậy thôi. Mấy bữa nay, anh và mẹ tờ mờ sáng đã ra khỏi nhà và tới khuya mới về. Nếu không như vậy, anh làm gì hốc hác như em thấy đấy.
Nhung nửa tin, nửa ngờ, nàng nói như oán hận:
-Có chuyện nhưvậy thực hay sao? Tại sao anh không tới trường xin phép.
Tấn nói làm Nhung chưng hửng.
- Anh vì chuyện của cha anh.
Nhung trợn mắt nhìn Tấn đăm đăm:
- Anh nói cha anh thực sự hay là cái ông già gặp bữa hôm đó.
Sự thực trong thâm tâm Nhung, nàng không bao giờ tin tưởng ông già bữa đó là cha của Tấn, nên nàng mởi buông lời giễu cợt đó. Nhưng Tấn vẫn im lặng không trả lời. Nhung nóng lòng hỏi thêm:
- Anh gặp anh ấy thực sao?
Nhung không ngờ Tấn gật đầu đáp:
- Phải.
Như vậy là anh đuổi theo ông ta và đã nói chuyện được với ông ấy rồi à?
Tấn gật đầu mà không nói gì. Anh có vẻ trầm ngâm tới lạ lùng.
Nhung nhìn Tấn với thái độ lạ lùng, nàng vừa tức vừa nôn nóng hỏi:
- Chuyện đã xẩy ra như thế nào, anh nói cho em nghe đi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét